Home and Beyond: Chuyển đổi từ Ngôi Nhà Thông Thường thành Ngôi Nhà Thông Minh

Theo Schneider Electric Vietnam, 33% lượng khí CO2 thải ra môi trường xuất phát từ ngôi nhà của chúng ta. Như vậy, liệu nhà thông minh có phải là giải pháp cho tương lai?

Trong tập tiếp theo của series podcast “Home and Beyond”, Phó Tổng Giám đốc Schneider Electric Vietnam, một công ty hàng đầu về các giải pháp phần mềm kỹ thuật số, tự động hóa và quản lý năng lượng trên toàn cầu, ông Nguyễn Cao Trí sẽ giải đáp những câu hỏi về ngôi nhà thông minh mà bạn có thể gặp phải.

Thế nào là một ngôi nhà thông minh?

Ngôi nhà thông minh, hay còn gọi là Smarthome, là một loại ngôi nhà được trang bị các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua một hệ thống phần mềm. Mục tiêu của nó là phục vụ nhu cầu của người dùng bằng cách điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ phòng, kiểm tra nguồn điện, nước… Người dùng có thể điều khiển và quản lý các thiết bị trong ngôi nhà thông minh từ xa thông qua điện thoại di động hoặc máy tính bảng có kết nối internet qua wifi hoặc bluetooth.

Smarthome thông minh đến mức nào?

Trước đây, ngôi nhà thông minh thường chỉ giới hạn trong các không gian nhỏ như phòng khách hoặc bếp. Nhưng ngày nay, tính năng của Smarthome đã được nâng cấp, tiến xa hơn và bao trùm toàn bộ ngôi nhà, đặc biệt nổi bật ở 3 điểm sau:

AI và cá nhân hoá: Smarthome hoạt động dựa trên thói quen sinh hoạt cá nhân để đề xuất các thuật toán thông minh. Nó kết hợp các thiết bị ngoại vi như cảm biến nhiệt, cảm biến chuyển động, và hệ thống ánh sáng để mang lại cho người dùng không gian sống thoải mái nhất.

Nhiều dự án nhà ở tại các thành phố lớn Việt Nam đã tích hợp công nghệ thông minh vào căn hộ của cư dân. Chẳng hạn, tại The Filmore Đà Nẵng, các công nghệ như free-touch, face ID, nhà thông minh, tủ thông minh iLogic, cùng việc sử dụng “high-touch”, đều được áp dụng để cải thiện bảo mật và tạo ra trải nghiệm thuận tiện hơn cho cư dân.

Tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường: Năng lượng cung cấp cho hoạt động của ngôi nhà thông minh thường đến từ nhiều nguồn khác nhau như điện lưới hoặc năng lượng tái tạo.

Tùy thuộc vào tình hình, smarthome sẽ tự động chọn lựa nguồn năng lượng phù hợp nhất để tối ưu hóa việc tiết kiệm nhiên liệu. Đồng thời, nó cũng sẽ dựa trên thói quen sinh hoạt của người dùng để lập trình và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.

Ví dụ, nếu người dùng cần sạc pin cho xe điện, hệ thống smarthome sẽ đề xuất thời gian sạc pin lý tưởng, giúp tiết kiệm năng lượng cho toàn bộ ngôi nhà.

An toàn về quản lý năng lượng: Yếu tố này đảm bảo sự an toàn khi sử dụng và quản lý các thiết bị điện. Hệ thống smarthome cho phép theo dõi camera an ninh ở cả bên trong và bên ngoài ngôi nhà, cũng như đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, tránh tình trạng mất điện đột ngột.

Hệ thống tự động: Gồm các hệ thống chiếu sáng, giải trí, rèm cửa, thiết bị gia đình và an ninh thông minh và tự động. Ngoài ra, các hệ thống điều hoà không khí, nước và điện thông minh giúp tiết kiệm năng lượng và ngăn chặn lãng phí nhiên liệu.

Ví dụ, nếu bạn ra khỏi nhà và quên tắt điện, có thể sử dụng thiết bị điều khiển từ xa để ngắt điện một cách tiện lợi.

Có phải chỉ căn hộ cao cấp mới có thể “smart”?

Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, việc nâng cấp từ một ngôi nhà thông thường thành ngôi nhà thông minh đã trở nên hoàn toàn khả thi.

Không cần phải phá hủy lại cấu trúc hiện có hoặc thi công dây điện mới, cũng không yêu cầu mua sắm các thiết bị phức tạp. Chỉ cần một khoảng chi phí từ 10 đến 25 triệu VNĐ, bạn đã có thể nâng cấp căn nhà thông thường thành một ngôi nhà thông minh.

Schneider Electric đã cung cấp giải pháp smarthome cho hơn 5000 căn hộ tại Việt Nam, bao gồm các thiết bị thông minh như công tắc điều khiển ánh sáng, rèm cửa và cửa chớp.

Ngoài ra, họ cung cấp hệ thống điều khiển one-in-one (tất cả trong một) cho các thiết bị điện như quạt, điều hòa không khí và hệ thống giải trí. Schneider Electric cũng tập trung vào việc bảo vệ người dùng thông qua hệ thống phòng ngừa rủi ro an toàn cháy nổ.

Hiện nay, khoảng 12% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng smarthome. Dự kiến, số lượng nhà thông minh tại Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 6 triệu hộ gia đình – tương đương với 46 triệu đô la Mỹ vào năm 2027.

Điều này mở ra nhiều cơ hội cho hộ gia đình tiếp cận với mô hình smarthome, giúp ngôi nhà trở nên tiện nghi hơn và giảm thiểu các rủi ro về cháy nổ, sự cố điện và an ninh.

Tìm hiểu thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0919.620.880